THỬ NGHIỆM TÍNH TOÀN VẸN BUỒNG DẬP CHÂN KHÔNG MÁY CẮT TRUNG THẾ

Thiết bị thử nghiệm tính toàn vẹn buồng dập chân không máy cắt trung thế VIDAR MEGGER được KNP Việt Nam phân phối chính hãng trên toàn quốc.

Nguyên lý và cách hoạt động

Máy cắt được chế tạo cách điện bằng chân không nhưng theo thời gian không khí sẽ rò rỉ vào thiết bị đóng cắt chân không và làm giảm khả năng cách điện.

Do đó việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra trước lắp đặt tính toàn vẹn của chân không trong máy cắt là hết sức cần thiết. Cách thức thực hiện thử nghiệm tính toàn vẹn của chân không là thực hiện kiểm tra điện áp chịu đựng. Người ta thường sử dụng thử nghiệm DC vì thiết bị gọn nhẹ, dễ sử dụng và di chuyển tại công trường

Mục đích của thử nghiệm tính toàn vẹn chân không

Để xác minh rằng, áp suất bên trong thiết bị đóng cắt chân không đủ để đóng cắt và xác thực độ tin cậy của cách điện. Tuy mức chân không sẽ được nhà Sản xuất kiểm tra trước nhưng  vì các lý do ở trên đã đề cập, cần phải thử nghiệm các hạng mục này trong suốt vòng đời của thiết bị

Thật không may, việc đo áp suất bên trong thiết bị đóng cắt chân không trực tiếp là một nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi thiết bị chuyên dụng và thậm chí, các phép đo chỉ có thể được thực hiện chính xác trên buồng dập chân không, không phải khi nó được lắp
đặt trong máy cắt. Do đó, việc thử nghiệm điện áp chịu đựng, nhằm xác minh rằng áp suất chân không vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận để thử nghiệm buồng dập chân không.

>>>Xem thêm: Thiết bị thử VLF cáp trung thế

So sánh phương pháp thử AC và DC

Các tiêu chuẩn quốc tế thường đề cập đến các thử nghiệm điện áp chịu đựng AC vì thử nghiệm AC được coi là lựa chọn đáng tin cậy nhất. Tuy nhiên, thử nghiệm AC của thiết bị đóng cắt chân không đòi hỏi một bộ thử nghiệm với khả năng chịu dòng điện cao vì thiết bị đóng cắt có điện dung. Một thiết bị thử nghiệm hi-pot AC phải cung cấp được dòng điện lên đến khoảng 10 mA và để đạt được điều này, các dụng cụ thử nghiệm AC khá là cồng kềnh và không phù hợp cho các thử nghiệm tại công trường.

Khi AC được sử dụng, hầu hết dòng đầu ra của bộ thử nghiệm cung cấp cho điện dung của đối tượng thử nghiệm và cáp kết nối. Vì điện dung phải được sạc lại cho mỗi nửa chu kỳ của điện áp, dòng điện dung tương đối lớn. Một thành phần nhỏ hơn nhiều
của dòng điện là dòng rò thông qua cách điện của đối tượng thử nghiệm, trên bề mặt của nó và thông qua cách điện của cáp kết nối.
Khi một bộ thử nghiệm DC được sử dụng, nó chỉ cần cung cấp thành phần nhỏ hơn nhiều của dòng điện, có nghĩa là một bộ thử nghiệm như vậy có thể rất nhẹ và di động, làm cho nó lý tưởng để sử dụng tại công trường. Vì lý do này, nhiều người chọn DC để
thử nghiệm cách điện của thiết bị điện và để kiểm tra tính toàn vẹn của buồng dập chân không trong thiết bị đóng cắt chân không.

Lưu ý rằng: Thiết bị đóng cắt chân không được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC và ANSI, không tạo ra tia X ở điện áp và tần số vận hành. Để chắc chắn rằng việc sử dụng Megger VIDAR- thiết bị được thiết kế đặc biệt để kiểm tra tính toàn vẹn của chân không, không tạo ra mức độ bức xạ nguy hiểm, nó đã được đánh giá kết hợp với máy cắt chân không Siemens N677 bởi Viện Bảo vệ Bức xạ Quốc gia Thụy Điển ở Stockholm. Đánh giá này đã xác nhận rằng việc sử dụng VIDAR kết hợp với thiết bị đóng cắt chân không là an toàn ngay cả khi làm việc ở khoảng cách gần.

Thiết bị thử nghiệm buồng dập chân không VIDAR-MEGGER được KNP Việt Nam phân phối
Thiết bị thử nghiệm buồng dập chân không VIDAR MEGGER được KNP Việt Nam phân phối

Quy trình thử nghiệm dùng thiết bị VIDAR MEGGER

Khi sử dụng bộ thử nghiệm Megger VIDAR đáng tin cậy cho bình chân không là:

Bước 1: Kết nối VIDAR với đối tượng.

Bước 2: Chọn điện áp thử theo loại buồng cắt chân không

Bước 3: Đặt điện áp thử

Bước 4: Kiểm tra theo hướng dẫn sử dụng

Để biết chi tiết về sản phẩm VIDAR và hướng dẫn sử dụng Vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY

Tổng kết:

Các bộ thử nghiệm DC, như VIDAR từ Megger, được sử dụng rộng rãi và được chấp nhận để kiểm tra tính toàn vẹn chân không. Lợi thế về kích thước và trọng lượng của chúng so với các bộ thử nghiệm AC làm cho chúng đặc biệt phù hợp để sử dụng tại công
trường. Nếu quy trình thử nghiệm chính xác được sử dụng – ví dụ, kiểm tra lại với cực tính đảo ngược nếu thử nghiệm đầu tiên cho kết quả NO-GO – phương pháp DC sẽ xác định đáng tin cậy tình trạng của các thiết bị đóng cắt chân không. Một thử nghiệm AC
bổ sung có thể được thêm vào cho các thiết bị đóng cắt khi mà thử nghiệm DC chỉ ra là xấu và cho phép thiết bị đóng cắt quay trở lại vận hành nếu thử nghiệm AC đạt (rất ít trong số này có thể đạt)

NGUỒN: Megger